Khám phá Tây tạng 2016

(Trích chuyến khám phá thực tế của bạn BuiThanhTam)

Chuyến đi Tây Tạng lần này kéo dài 15 ngày, chia là 2 phần: một nữa ở Larung Gar và một nữa ở Lhasa. Nói về Larung Gar, có nhiều bạn inbox mình yêu cầu cập nhật tình hình đi lại ở đó nên mình chia sẻ ở đây luôn. Trước khi đi, mình có tìm hiểu các thông tin trên mạng thì thấy khá ít chia sẻ về Larung Gar, chỉ lác đác vài kinh nghiệm cập nhật cách đây 3,4 năm của vài bạn nước ngoài. Thế là bằng 1% thông tin và 99% niềm tin rằng mình sẽ đến được nơi đó, tui đã băng mình lên đường. Nhóm có 4 người, trong đó 3 người không muốn đến Larung nên sau khi cùng nhau bay đến Thành Đô, mình chia tay các bạn và độc hành. 

Chuẩn bị hết tất cả những gì có thể như download bảng đồ, từ điển tiếng Trung - Anh, đọc review chỉ đường, chuẩn bị hành trang gọn nhẹ, giày tốt để đi bộ nhiều bla bla các thứ và đầu tiên là đến...lộn bến xe. Đi Larung Gar phải bắt xe đi Serta và chỉ có bến xe Chadianzi mới có tuyến, mình đã nghe lời anh bạn biết tiếng Trung nói là bến Xinnanmen cũng đi Serta được nên khi đến thì phát hiện là không có, quay lại Chadianzi thì đã trễ giờ, đành lang thang Thành Đô 1 ngày nữa đợi sáng hôm sau lên xe. Xe đi Serta xuất phát lúc 6:10, 6:15, 6:20 sáng hàng ngày ở bến xe Chadianzi nha các bạn, nên mua vé trước 1-2 ngày cho an toàn. Thêm một điều đặc biệt nữa là thông tin trên mạng ghi là Serta, còn ở TQ mọi người phiên âm là Seda nên nếu không biết sẽ lộn tùng phèo nha.

Cách đây 3-4 năm, phải ngồi xe 16 tiếng mới tới Serta (Seda), còn giờ đường đã tốt hơn, chỉ mất …12 tiếng thôi nha (cũng khá phê). Đường khá tốt, chỉ có đoạn gần tới nơi thì hơi xấu và gồ ghề. Bến xe nằm ở Serta, cách bến xe khoảng 10km là mình thấy Larung Gar trước nên thường các bạn đến bến xe xong phải bắt xe đi ngược lại 1 tí. Còn mình thì khác, khi gần đến Larung khoảng 40km thì có 1 trạm cảnh sát. Họ kiểm tra hết ID card của mọi người trên xe, những ai k phải là công dân TQ đều được xuống xe, giữ lại không cho vào Larung. Chẳng ai nói được tiếng Anh cả, nhưng may thay có 1 bạn người Nhật cũng bị giữ lại chung với mình biết nói tiếng Trung nên bạn ấy giải thích là cảnh sát bảo không cho vào Larung vì trong đó đang có festival lớn nên hạn chế khách nước ngoài (thực ra khi mình vào thì chả thấy festival gì cả). Bạn người Nhật chuyển hướng đi một chỗ khác, còn mình thì vẫn nhất định tìm cách vào cho bằng được. Mình được cảnh sát chở vào một khách sạn đắt đỏ gần đó, giá 200 tệ 1 đêm để ngủ lại chờ sáng mai bắt xe về Thành Đô. Khách sạn cách trạm cảnh sát khoảng 1km. Mình cất đồ đạc, đeo ba lô ra đường tìm cứu cánh. Lúc này tầm 5h chiều, trời nắng chang chang, tới 9h đêm trời mới tắt nắng. Mình đi 1 vòng thì thấy có 1 cô gái tóc vàng cũng đang lang thang, biết ngay là người đồng cảnh ngộ nên mình hú cô ta “Hey! Can you speak English?” Thế nào cô ấy xổ 1 tràng đại ý là cổ người Canada, làm ở Đại Lục được 4 năm, nói tiếng Trung như gió, bị bắt lại đợi xe về Thành Đô luôn. 2 đứa tâm sự qua lại chuyện trên trời dưới biển xong thì gặp toán thanh niên trai làng đến táng gái. Các bạn nói tiếng Trung với nhao, mình chả hiểu mô tê, nhưng cuối cùng cũng đến cái mình cần. Đó là 1 chàng thanh niên đề nghị sẽ chở mình vào Larung với giá 400 tệ (khoảng 1,3tr), nhờ cô nàng tóc vàng thông dịch. Sau một hồi kì kèo, mình mệt quá nên đồng ý luôn 400 tệ vì nghĩ thôi đã tới đây rồi, còn 1 chút xíu nữa nên ráng luôn cho xong. Bạn trai ấy hẹn tối 8h30 sẽ chạy tới khách sạn đón mình vì đi tối thì cảnh sát không canh nữa. Mình về khách sạn ngủ một hồi, thấy điện thoại rung, bắt máy thì nghe “Serta! Serta!” là biết chàng tới. Giật mình thấy trời nắng chang chang, nghĩ sao thằng này tới chi sớm dữ, chưa tối mà. Nhìn đồng hồ mới thấy 8:30 rồi, haiz ở đây nắng trễ quá má ơi!

Lên xe. Thằng đó ra dấu là mày ra sau đuôi xe, nằm xuống ghế đắp mền lại đi. Khi nào tao ok thì mày chui lên. Cảm giác ly kì từ đây bắt đầu vì mình tự hù doạ bản thân là không biết thằng này có chở mình đi bán nội tạng hay không nữa. Rồi nếu bị cảnh sát giữ lại thì chắc bị trục xuất khỏi TQ luôn quá! Lúc này chỉ biết trùm mền và cầu nguyện, hy vọng là Dalai Lama nghe thấy lời thỉnh cầu và cho phép mình vào được Larung. Qua trạm cảnh sát một hồi, thằng guide la lên “Ok Ok!”, mình lồm cồm bò dậy nghĩ “Cũng không đến nỗi kinh khủng!” 

Trên đường đi, thằng guide cố gắng nói chuyện với mình bằng …tiếng Trung. Mình body language với nó với ý nghĩ là “Mày đừng khách sáo, không cần take care thăm hỏi tao đâu! Tao rất ok khi mày để tao yên!” Nhưng nó không thể hiểu. Mình type trên điện thoại translate ra tiếng Trung cho nó thì nó …không biết đọc (nó người Tạng nên chỉ biết nói tiếng Trung). Mình đã bắt đầu thấy tương lai hơi đen từ lúc này. Sau khoảng 1 tỉ âm tiết mà thằng đó phát ra, mình collect lại 1 từ là “THIÊN TÁNG” vì tiếng Hán Việt phát âm y chang tiếng Trung. Mình nói “Ô KÊ BABY!” Vậy ý mày là mày sẽ chở tao đi vòng vòng Larung hết 2 ngày, muốn đi đâu đi, và mày chở đi coi Thiên Táng luôn. Nó gật đầu ực ực (tuy chả hiểu tiếng Anh của mình). Mình lôi điện thoại ra cho nó bấm, ý hỏi là mày deal bao nhiêu tiền trọn gói. Nó bấm 1400 tệ. Thôi tao chơi với mày luôn, đằng nào vào đó nếu đi một mình tao cũng chả làm ăn được gì. 

CHAPTER 1: LARUNG GAR
Mình đang mơ màng trên xe, thằng guide la lên “Larung Larung!”, mắt nhắm mắt mở, mình thấy sao nhiều đèn thế, sao cái gì trùng trùng điệp điệp vầy nè?!! Giữa ánh sáng lờ lờ lúc nữa đêm, Larung dần dần hiện lên thật sừng sững và đồ sộ. Các bạn vui lòng xem hình và nhân cảm xúc lên 1000 lần, thì sẽ bằng lúc mình tận mắt chứng kiến. Larung đang im lìm ngủ, chẳng có tiếng động nào ngoài tiếng xe rì rì. Trời lạnh lắm, môi mình đã khô, da mặt bắt đầu bong ra, tí nữa đến khách sạn phải bôi dưỡng ẩm mới được. Xuống xe, sau khi check in bằng ID của thằng guide (vì khách sạn không cho người nước ngoài check in), mình tranh thủ mang chân máy lên mái nhà phơi sáng. Khi tua đi tua lại mấy tấm hình, mình mới thực sự tin rằng mình đã đến được Larung.

5:30 sáng hôm sau, lục đục thức dậy. Ra dấu cho thằng guide là mày cứ ngủ, tao đi chụp ảnh 1 mình. 9h tao quay lại rồi mình ăn sáng. 
Larung lờ mờ trong sương sớm, tăng (monk) và ni (nun) ở đây không thích người khác chụp hình họ vì cũng như nhiều người Tạng khác, họ quan niệm khi chụp ảnh thì họ bị tổn thọ nên rất không thích. Mình phải dùng ống tele núp từ xa để bắn. Sáng sớm là lúc mọi người ra đường mua hoặc trao đổi thức ăn, vật dụng mà khắp nơi chở tới. Nhìn giống như một phiên chợ nhở ngay trung tâm Larung. Hầu hết ai cũng mua 2-3 chai sữa (được cho là sữa bò Yak) mang về dùng trong ngày. Xong cái bụng thì họ bắt đầu đi học đạo. 

Larung đẹp nhất từ 6PM-8PM khi mặt trời xuống thấp nhất về phía Tây, và khi ráng chiều rực lên vàng vọt, những ánh đèn đầu tiên bắt đầu bật lên. Một tuyệt tác hoành tráng nhưng tác biệt với thế giới bên ngoài. Nói về sự hùng vĩ này, mình chẳng biết phải dùng từ gì cho phù hợp, thôi mọi người cứ xem hình và tự chọn cho mình một định nghĩa thích hợp nhất. Còn mình thì đã quá mỏi chân vì phải leo 3-4 ngọn đồi để chụp ảnh cả ngày ròng rã, giờ phải chợp mắt tí để mai còn đi xem THIÊN TÁNG nữa!

CHAPTER 2: SKY BURIAL
Cách đây mấy năm, mình có xem trên youtube một clip về cách mai táng lạ lùng được gọi là thiên táng (sky burial), một tập tục lạ lùng của người Tạng. Người chết sau khi được khâm liệm 2-3 ngày thì xác được mang lên đồi cao, một số nơi chỉ là khi đất trống, còn Larung thì người ta xây hẵn một chỗ riêng cho việc này, được tráng xi măng cho sạch sẻ. Lễ thường diễn ra từ giữa Ngọ, mình được thằng guide chở lên đồi, thấy mọi người đã tập trung sẵn ở chân đồi. Nhìn lên cao ở đỉnh đồi, bọn kềnh kềnh đậu kề nhau ủ rũ như những mụ phù thuỷ trầm mặc (do buồn ngủ chăng?!) Các mụ tựa vào nhau như để tránh rét, chẳng buồn nói năng. Nhưng khi có mùi xác chết (xác được đưa đến), các mụ tỉnh táo hẵn, ánh mắt sắc lẻm ngoắc lên, đôi cánh bắt đầu đập phần phật trên đầu đám người lố nhố để bay lại gần xác chết. Ai chơi drone thì chắc có thể cảm nhật được gió và tiếng máy quạt phần phật khi bọn kềnh kềnh bay ngang đầu mình. Lúc này, chúng đã “get line” rất ngay hàng thẳng lối như người ta đi mua fast-food vậy. Khi các nghi lễ đã xong, thầy cúng (mặt áo màu đỏ, vàng nổi bật) bắt đầu dùng 1 con dao để “chop the dead bodies into pieces” (đoạn này mình xin phép không dùng tiếng Việt). Muốn tìm hiểu sâu hơn nữa mời các bạn vui lòng google, đoạn này mình xin skip và cũng xin không post hình nào dính tới dead bodies trên đây. Cảm giác được chứng kiến, nghe và ngửi cái không khí lạnh tanh nơi đây nó khủng khiếp khó tả. 

Đột nhiên, bầy kềnh kềnh xông vào ngấu nghiến những xác người trên sàn, đông đặc và chen lấn. Mười mấy phút sau, trên sàn chỉ còn trơ xương! Ngoài Larung, các nơi khác trên đất Tạng, người ta không muốn người lạ xem phong tục này vì những năm trước có vài clip về thiên táng được tung lên mạng phát sinh nhiều lời bàn táng không hay về tập tục này nên họ không muốn thế giới bên ngoài biết về tập tục này nữa.

CHAPTER 3: LHASA
Trong khi vẫn còn đang mơ màng về “thánh địa” Larung được cho là sắp bị chính quyền sở tại phá huỷ vì một số lý do nào đó (các bạn đọc chi tiết ở đây http://www.lionsroar.com/larung-gar-buddhist-monastery-fac…/) thì mình đã nằm trên chuyến tàu cao nhất thế giới nối từ Trung Quốc sang Lhasa (Tây Tạng). Hơn 43 tiếng, đoàn tàu đi qua nhiều thảo nguyên mênh mông là gió, là nắng. Rồi nó chui qua những rặng núi tuyết, xuyên qua những cánh đồng hoa cải vàng rực. Đêm đến lại được tắm trong ánh trăng 16 vằng vặc. Lúc này cả đám ngồi bu quanh cửa sổ thầm nghĩ “Đây là đêm trăng đẹp nhất trên đời!” Có ai coi Mad Max thì hình dung được 100% quang cảnh nơi đoàn tàu đi qua, toàn sa mạc, cát đỏ, núi đá đỏ xa xa, khô cằn nhưng quyến rũ chết người. 

Đêm thứ 2 trên tàu, đoàn đã lên núi tuyết, đã lạnh lắm. Cố bắt 3G để nhắn cho T. vài câu là mình vẫn an toàn, rồi lịm đi vào giấc ngủ. Có vài người khó thở, cô nhân viên phải mở hệ thống oxy có sẵn trên tàu để hỗ trợ. Rồi một chị cạnh phòng không hiểu sao rớt từ trên giường xuống đất, mắt trợn trắng. Mọi người bật đèn bu lại áp ống khí oxy vào mũi, vài phút sau chị tỉnh lại. Cô em gái duy nhất trong đoàn cũng không thở được, phải đi tới đi lui một lúc rồi mệt quá nên chìm vào giấc ngủ không hay (may sao sáng hôm sau ai cũng tỉnh queo).

Lhasa được (bị) đô thị hoá ngoài mức tưởng tượng của mình. Mình đang mong đợi một làng mạc hoang sơ trên cao nguyên như ở Ladakh chứ không phải là thành phố hiện đại với đường cao tốc và các khu chung cư cao tầng (OMG!!!) Nên cả nhóm chỉ mong đến lúc lên xe đi tới những khu xa xa các đô thị này để về với thiên nhiên thôi. Quả thật hành trình đẹp nhất là trên đường đi, nhất là lúc đến hồ Namtso.

Người Tạng không được cấp passport để du lịch nước ngoài, đến 60 tuổi mới được ra khỏi biên giới quốc gia. Đường xá ở Tạng được xây dựng rất tốt, đô thị hoá rất rộng, wifi khắp nơi đến tận hồ Namtso cũng có. Người dân được đi học dễ dàng, và học tiếng Trung với tiếng Tạng (không có tiếng Anh). Tất cả đền đài, di tích được chính phủ quản lý, kinh doanh bán vé tham quan từ khách du lịch (vé khá chua, trung bình 100 tệ ~ 300k vào cổng). Để ra nước ngoài, người Tạng phải kết hôn với công dân nước khác để có quốc tịch thì mới được xuất ngoại. Nhiều người Tạng di cư sang Ấn Độ (vùng Ladakh hoặc xuống New Delhi để học tiếng Anh, họ đợi mùa đông khi các dòng sông đã đóng băng, họ bắt đầu di bộ băng dãy Himalaya có khi đến 24 ngày mới tới biên giới Ấn. Phong trào này bắt đầu từ khi Dalai Lama thứ 14 lưu vong sang Ấn Độ.

Chuyến đi để lại nhiều suy tư về phận người, về cái gọi là “tự do” và quan niệm thế nào là hạnh phúc mà mỗi người, mỗi dân tộc đang định nghĩa cho riêng mình

Một số hình ảnh trong quá trình khám phá.
























Theo facebook bạn: https://www.facebook.com/buithanhtam

Tin cùng chuyên mục