Hiểu đúng, nghĩ đúng về việc mất cắp hành lý tại sân bay

Hiểu đúng, nghĩ đúng về việc mất hành lý tại sân bay
 
Mấy ngày nay, dư âm cộng đồng mạng đang ầm ĩ về việc mất hành lý xảy ra với khách hàng của Vietjet trên chuyến bay từ Thailand về Việt nam. Người bị hại và một số báo chí vì lý do chưa hiểu rõ hoạt động của sân bay đã vội quy kết nhân viên Vietjet ăn cắp đồ và vì đây là hãng máy bay giá rẻ nên bị vậy.

Lưu ý:
Bài viết mang tính chất thông tin để khách hàng hiểu.
Tất cả các sự cố xảy ra với khách hàng ( cho dù lỗi bên nào ) thì hãng Hàng không phải chịu trách nhiệm trước khách hàng.


Xem thêm:
Thủ tục khi đi máy bay ( trong nước và quốc tế )
Quy định ngoại tệ, vàng mang theo khi đi máy baymang theo

Để hiểu rõ hơn về hoạt động của sân bay, Ad xin phép được đưa ra các thông tin sau để các bạn có cái nhìn rõ ràng và phân tích việc mất đồ cũng như các sự cố tại sân bay sau này.
 
1. Nhân viên check in

Một số hãng hàng không có nhân viên check-in tại quầy làm thủ tục ( nhân viên làm thủ tục vé, hành lý cho các bạn ) và một số hãng, nhất là các hãng nước ngoài thường thuê các nhân viên này từ một công ty dịch vụ của Cảng hàng không. Do đó, khi các bạn làm thủ tục, các bạn nên tìm hiểu kỹ là nhân viên check-in của hãng hay nhân viên làm thuê ( xem thẻ đeo trước ngực ). Nếu không phải là nhân viên của hãng, các bạn có việc cần giải quyết thì đề nghị gặp “Đại diện hãng”, mỗi một chuyến bay luôn có đại diện hãng tại quầy là thủ tục nếu không phải là nhân viên của hãng. Người này có trách nhiệm giải quyết các vướng mắc giữa hãng và khách hàng cũng như giải quyết các ca khó như “quá ký”.

2. Nhân viên an ninh soi chiếu

Nhân viên an ninh soi chiếu là nhân viên ngồi tại phòng soi chiếu, có nhiệm vụ soi chiếu tất cả các hành lý ký gửi của quý khách. Nhân viên này chịu trách nhiệm giám sát hàng hoá quý khách mang đi để bảo đảm an toàn cho chuyến bay ( mang về không kiểm tra, chỉ hải quan kiểm tra hành lý phòng trường hợp mang hàng cấm, nhập lậu ). Nhân viên an ninh này cũng là người kiểm tra vé ( sau khi check in vào khu vực cách ly ) cũng như kiểm tra hành lý xách tay của quý khách. Nhân viên an ninh hàng không có nhiệm vụ kiểm tra tất cả hành lý ( ký gửi, xách tay ) và người tham gia chuyến bay để bảo đảm cho chuyến bay được an toàn. Vì lý do bộ phận này chỉ bảo đảm cho chuyến bay được an toàn nên chuyến về họ sẽ không tham gia vào việc kiểm tra ( việc kiểm tra đã được thực hiện ở sân bay đi ). Đội ngũ an ninh này thuộc Sân bay.

3. Nhân viên hải quan

Nhân viên hải quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc mang hàng hoá ( mang đi và về ) tại các chuyến bay quốc tế ( quốc nội không có nhân viên hải quan kiểm tra ) để chống việc buôn lậu hàng hoá. Việc giám sát mang đi và về bao gồm tiền, vàng, hàng quốc cấm. Đây là bộ phận “gây phiền phức” nhất với khách hàng khi mang thuốc lá, rượu, máy tính, điện thoại …. Nhân viên này thuộc Hải quan các cửa khẩu, tỉnh thành. Bộ phận này sẽ kiểm tra hành lý sau khi quý khách nhận tại băng chuyền hành lý ( chỉ với các chuyến bay đến quốc tế ).

4. Nhân viên xuất nhập cảnh

Nhân viên này có chức năng cho phép quý khách xuất cảnh, nhập cảnh ( chỉ với các chuyến bay quốc tế ). Đây là bộ phận quý khách sau khi đến Việt nam ( hoặc đi về trên các chuyến bay quốc tế ) sẽ gặp đầu tiên để kiểm tra hộ chiếu, Visa. Bộ phận này chỉ kiểm tra pháp lý, giấy tờ xuất nhập cảnh của quý khách. Nhân viên này thuộc Cục quản lý xuất nhập cảnh, Bộ công an.

5 .Nhân viên bốc dỡ hàng hoá

Đây là công ty dịch của của Sân bay ( không thuộc hãng Hàng không ) và đây là nơi xảy ra việc mất mát, hư hỏng, quăng vật hành lý của quý khách. Họ chiụ trách nhiệm toàn bộ cho việc luân chuyển hành lý ký gửi từ sân bay đi – đến. Việc mất cắp hành lý xảy ra do các bộ phận này xảy ra tại sân bay đi và đến. Hoàn toàn không liên quan đến hãng hàng không. Các hãng hàng không phải trả tiền cho dịch vụ này tại các sân bay đi và đến. Đây cũng là bộ phận gây ảnh hưởng đến uy tín của hãng hàng không nhiều nhất ( xảy ra mất cắp, hư hỏng , thất lạc hành lý …)



6. Nhân viên cảng vụ

Nhân viên Cảng vụ là đại diện của Cục hàng không ( cơ quan quản lý hàng không các nước ) để giám sát công việc của tất cả các bộ phận tại sân bay và cũng là nơi đứng ra giải quyết các vấn đề chung khi có sự cố.
 
Qua phân tích ở trên, hy vọng các bạn hiểu rõ hơn về các công ty, đơn vị tham gia quản lý các hoạt động tại sân bay và trách nhiệm của các đơn vị khi xảy ra sự cố. Cũng như “nơi cần đến” khi các bạn gặp sự cố, trục trặc tại sân bay.

Nơi cần đến bao gồm cả "thủ tục đầu tiên", là tiền đâu :) nhé cả nhà.

Lưu ý:
Bài viết chỉ mang tính chất thông tin để khách hàng hiểu rõ.
Các sai sót, sự cố khi xảy ra với khách hàng, hãng hàng không có trách nhiệm giải quyết trực tiếp với khách hàng.


 
 
 

Tin cùng chuyên mục