Chỗ ngồi an toàn nhất và cơ hội sống sót trên máy bay
Thế giới vẫn đang bàng hoàng trước vụ biến mất của MH370 ( Malaysia Airlines) thì các vụ tai nạn máy bay liên tiếp thời gian vừa qua với vụ MH17 của Malaysia bị nghi ngờ do tên lửa bắn hạ và vụ máy bay Đài loan ATR72 do thời tiết xấu khiến mọi người trở nên lo lắng hơn bao giờ hết.
Vậy làm thế nào để chọn chỗ an toàn nhất và những lưu ý khi tai nạn xảy ra ?
Xem thêm: Làm thế nào để mua vé máy bay Tết giá rẻ
Xem thêm: Đăng ký vé máy bay Tết 2015
Hãy nhìn các phát ngôn từ các hãng hàng không, các hiệp hội vận chuyển:
"Ghế nào trên máy bay chẳng an toàn như nhau". - Trích đăng từ website của hãng hãng không Boeing.
"Câu hỏi về chuyện an toàn này cũ quá rồi. Làm gì có chỗ nào/cách nào an toàn hơn để mà nói". - Trích lời Đại diện phát ngôn của Hiệp hội hàng không liên bang Hoa Kỳ.
"Không có ghế nào được xem là an toàn nhất". - Trích đăng từ website Airsafe.com
Thực tế: Ngồi ở các ghế phía sau thường an toàn hơn cả.
Một nghiên cứu của ĐH Greenwich (Anh) cho thấy kết quả thường những hành khách ngồi ở hàng ghế thứ 2 đến thứ 5 tính từ hàng ghế sát lối thoát hiểm ra cánh máy bay có cơ hội thoát hiểm lớn hơn các vị trí khác. Các hành khách ngồi từ hàng ghế thứ 6 trở đi tính từ lối thoát hiểm, cơ hội sống sót là rất thấp, đặc biệt là trong các vụ hỏa hoạn và khả năng sự cố là khẩn cấp.
Một ví dụ minh chứng trên là trong vụ tai nạn máy bay của Hãng hàng không quốc gia Mỹ (AA) năm 1995 tại Colombia khiến 159 người thiệt mạng, thì duy nhất bốn người còn sống sót cũng là những hành khách ngồi ở vị trí của cánh máy bay.
Một lập luận khác cho rằng hành khách có nhiều khả năng sống sót trong tai nạn máy bay là những người ngồi càng gần phía đuôi máy bay càng tốt. Lập luận này được củng cố sau vụ tai nạn máy bay thảm khốc nhất thế giới xảy ra năm 1985 tại Nhật Bản. Tổng cộng 520 hành khác thiệt mạng sau khi chiếc Boeing 747 đâm vào núi, duy nhât bốn hành khách thoát nạn đều ngồi ở phía đuôi máy bay.
Chiếc máy bay chở khách Thổ Nhĩ Kỳ rơi, bị vỡ thành 3 phần trong khi cố gắng hạ cánh khẩn cấp tại sân bay Amsterdam (Hà Lan) làm ít nhất 9 người thiệt mạng và 55 người bị thương năm 2009.
Một số nghiên cứu thực thế cũng chỉ ra rằng, những hành khách có tỷ lệ sống sót cao nhất là: Ngồi gần cửa thoát hiểm (đầu, giữa hoặc cuối máy bay đều có cửa thoát hiểm); Ngồi ở khoang VIP trên cùng; Ngồi gần lối đi.
Vậy trong 2 vị trí là ngồi ghế đầu (ghế VIP) và ghế cuối cùng của máy bay thì vị trí nào an toàn hơn nữa? Một nghiên cứu dựa trên các tai nạn thực tế cho thấy: ghế cuối là chỗ an toàn hơn cả ghế đầu dù cà 2 đều gần cửa thoát hiểm. Lý do của việc này là, ghế đầu là ghế gần phần đầu máy bay, nếu nếu có va chạm trực diện thì phần đầu là phần nguy hiểm nhất (đâm vào núi hoặc 2 máy bay đâm nhau chẳng hạn). Do đó, ghế cuối cùng là vị trí an toàn hàng đầu trong các chuyến bay.
Vậy, làm thế nào để sống sót trong tai nạn máy bay?
Các nhà khoa học ở đại học Greenwich (Anh) đã nghiên cứu dựa vào khoảng 2.000 người may mắn sống sót trong 105 vụ tai nạn máy bay trên toàn thế giới và phát hiện ra 1/3 những người thiệt mạng do máy bay rơi (chủ yếu là do ngạt khói và cháy) đáng lẽ có thể sống sót nếu thực hiện đúng các chỉ dẫn đề phòng.
Sau vụ tai nạn Boeing 737 bị cháy trên đường băng tại sân bay Manchester (Anh) hồi năm 1985 khiến 55 người thiệt mạng, tất cả các máy bay phải trải qua cuộc thử nghiệm về sơ tán hành khách và phải bảo đảm rằng tất cả mọi người có thể thoát khỏi máy bay trong vòng 90 giây với một nửa số cửa thoát hiểm.
Một số nhân chứng cho biết, sau khi chiếc máy bay Đài Loan ATR72 bị rơi tối qua (23/7), một số người may mắn sống sót, bị thương, lảo đảo bò ra khỏi xác chiếc máy bay và được người dân gần đó cứu.
Mọi người thường nghĩ rằng, lửa là nguyên nhân chính gây chết người trong các tai nạn máy bay nhưng khói còn nghiêm trọng hơn rất nhiều. Chỉ cần hít phải khói trong giây lát cũng có thể khiến hành khách bị bất tỉnh và tử vong. Do đó, trong tình huống khẩn cấp, phải tìm mọi thứ có thể làm ướt để che mũi và miệng, như khăn mù xoa hoặc miếng vải lót ghế phía sau đầu. Nếu không có sẵn nước, thậm chí, hãy dùng nước tiểu để làm ướt chúng.
Một trong những việc tối kỵ khi các tai nạn máy bay xảy ra đó là cố gắng vơ lấy tất cả tư trang. Tuy nhiên, điều tối quan trọng là hãy từ bỏ tư trang, hành lý vì bạn sẽ không có đủ thời gian để lấy chúng. Việc mang theo tư trang sẽ làm bạn và người khác bị chậm khi thoát ra ngoài. Ngoài ra, cần để hai tay không phải vướng bận gì để có thể rảnh tay dỡ bỏ chướng ngại vật khi chạy hoặc che mũi và miệng tránh ngạt khói.
Đặc biệt, dựa vào các nghiên cứu thực tế, "Thời gian vàng" để thoát thân với hy vọng sống sót trong một vụ tai nạn máy bay thường chỉ kéo dài tối đa khoảng 2 phút. Do đó, điều đầu tiên là, cần phải lắng nghe chỉ dẫn của các tiếp viên và tiến tới cửa thoát hiểm một cách nhanh nhất, đồng thời thoát ra ngoài máy bay trong thời gian tối thiểu nhất.
Xem thêm: Những thủ tục khi đi máy bay trong nước và quốc tế
Tin cùng chuyên mục
- Tuyển booker quốc nội - quốc tế 8/2020
- Vietjet tung hơn 1 triệu vé 0 đồng đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018
- Vé 0 đồng toàn mạng bay Vietjet 12h Săn Ngay
- Hot Vé 0 đồng Vietjet đã trở lại Săn ngay
- Khuyến mãi vé 0 đồng Vietjet bay từ Đà Nẵng
- Cơ hội học nghề booker miễn phí - trở thành nhân viên chính thức.
- Phát HOT vé 0 đồng toàn mạng Vietjet
- Triệu vé 0 đồng tưng bừng vui hè cùng Vietjet
- Tuyển booker quốc tế - quốc nội tháng 6/2017
- Săn vé 0 đồng Vietjet vui hè thỏa thích
-
Tìm và đặt vé máy bay giá rẻ