Sự khác nhau về văn hoá giữa Việt nam và phương Tây

1. Cách trình bày ý kiến cá nhân



Người Phương Tây quan trọng sự thẳng thắn. 
Người Việt Nam đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.

2. Cách đặt vấn đề và giải quyết sự việc



Người Phương Tây luôn đi thẳng vào vấn đề.
Người Phương Đông thường vòng vo, né tránh.

Người phương Tây thường coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng đương đầu với những vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất. 

Người Phương Đông thì quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy mất thời gian hơn nhưng đôi khi vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao quá nhiều sức lực.

3. Phong cách, lối sống



Người phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… vì vậy phong cách sống của họ thiên về lối sống tự lập, cá nhân.

Người Việt Nam trân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa. Người Việt mình luôn sống có cộng đồng, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau vì thế phong cách sống của người Việt tình cảm hơn rất nhiều so với ở phương Tây.

4. Mối quan hệ và kết nối trong xã hội


Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây thì rất là rõ ràng chứ không phức tạp và mang nặng tính “dắt dây” như trong xã hội phương Đông.

5. Đánh giá bản thân

 

Người phương Tây rất quan trọng cái Tôi, đề cao tính cá nhân trong một số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân. 
Ở phương Đông thì cái Tôi thường nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái Tôi được cho là một đức tính đáng khen ngợi của người Việt Nam hay người phương Đông nói chung.

Cách nói chuyện:
Phương Tây:  Người Mỹ khi nói chuyện thì thường không ngại ca ngợi bản thân và thường nâng mình lên và điều đó thể hiện sự tự tin của họ.
Việt Nam: khi nói chuyện thường khiêm tốn, hạ mình xuống một chút để thể hiện sự khiêm nhường.
 
Người Việt thường chú trọng sự nhường nhịn, kính trên nhường dưới. Trong khi người Mỹ thì chú trọng sự cạnh tranh. Vì vậy, trong một tập thể, người Việt thường hay bị người Mỹ lấn át.
Người Mỹ có tinh thần trọng luật rất cao, đôi khi trở nên máy móc. Cứ đúng luật là được, còn có tình nghĩa hay không thì không quan trọng. Người Việt thì thường chú tâm vào các khuôn mẫu đạo đức chung hơn là luật, để sao cho hợp tình hợp lý.
Người Mỹ thích đặt câu hỏi, vì họ quan niệm rằng trong cuộc đối thoại nếu như người đối diện không đặt ra những câu hỏi thì có nghĩa là họ không quan tâm đến vấn đề mà người kia đề cập hay không quan tâm đến họ. Còn người Việt thì lại rất ngại hỏi

6. Sếp 


Phương Tây: sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên và bao người khác, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp thì cao hơn một chút. 

Phương Đông: sếp được coi là “người khổng lồ”.

7. Hẹn giờ.

Phương Tây: Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc hẹn ở phương Tây. Tính chính xác và đúng giờ đối với người phương Tây là cực kỳ quan trọng. Người ta không cần thiết phải đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng họ sẽ không đến muộn, vì họ quan niệm đó là hành động bất lịch sự. 

Việt Nam: Chúng ta có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và đôi khi điều đó không trở thành vấn đề lớn. Vì thế mà ở Việt Nam mới có danh từ “giờ cao su”.

Ví dụ ở Mỹ khi bạn mua vé xem phim, vé kịch hoặc các hoạt động giải trí có giờ giấc quy định cụ thể như các tour tham quan … bạn phải đến sớm 5 phút hoặc đến đúng giờ. Nếu bạn đến trễ thì sẽ gây khó chịu cho những người xung quanh. Và đặc biệt, nhân viên gác cửa hoặc nhân viên phục vụ có quyền từ chối phục vụ hoặc không cho bạn vào. 

8. Văn hoá xếp hàng.


Phương Tây: Chờ tính tiền ở siêu thị, vào rạp chiếu phim, cơ quan hành chính, các văn phòng của trường đại học, kể cả ra chợ trời... chỗ nào họ cũng xếp hàng, xếp hàng dài trên đường phố, xếp hàng khi lấy thức ăn ... Chỉ hai người cũng xếp hàng và không chen lấn, xô đẩy.

Phương Đông: Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó vẫn chưa ăn sâu vào nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta thấy là ở nhiều nơi mọi người vẫn thường xếp hàng ngang, rất ồn ào, và còn xô đẩy và chen lấn nữa.

Văn hóa xếp hàng ở Mỹ thể hiện rõ nhất trong mùa bán hàng đại hạ giá. Để mua được món hàng ưng ý với giá “trong mơ”, mọi người phải thức dậy từ 5 giờ sáng, xếp hàng rồng rắn lên mây trước cửa các shop, siêu thị chờ đến giờ mở cửa để mua được món hàng “độc” mà mình yêu thích, như trường hợp các bạn trẻ xếp hàng mua máy điện tử PlayStation 3, điện thoại I-Phone, Ipad …

9. Cách thể hiện cảm xúc bản thân


Người phương Tây: vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng.
Người phương Đông: thường che giấu cảm xúc thật của mình, có thể “trong héo ngoài tươi”.


10. Quan hệ nơi công cộng



Tiệc tùng:
 Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người Việt mình thì thích ngồi thành những nhóm lớn, trò chuyện ồn ào, và đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Vì thế mà ở Việt Nam tiệc nào càng ồn có nghĩa là tiệc đó tổ chức thành công.

11. Trẻ em trong gia đình



Phương Tây: Trẻ em không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như trẻ em ở Việt Nam. Trẻ em phương Tây có vị trí ngang bằng như những thành viên khác trong gia đình, có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Trẻ em ở phương Tây thường được dạy cách tự lập từ khi còn rất nhỏ, được khuyến khích đi làm thêm ngay trong lúc còn đi học để có tiền tiêu xài riêng. Khi trẻ em tới tuổi trưởng thành, cha mẹ hết trách nhiệm. Ở Mỹ thì trẻ em đến 16 tuổi là gia đình cho ra ở riêng, cho một số tiền nhất định, rồi muốn làm gì thì làm, muốn sống sao thì sống, phải tự bươn trải chứ không được dựa dẫm vào gia đình.

Việt Nam: Trẻ em được bao bọc và che chở bởi rất nhiều người thân trong gia đình, được chiều chuộng và yêu thương hết mực. Ở Việt Nam, trẻ em thường được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành viên sẽ xoay quanh “tâm điểm” này.

12. Cuộc sống của người già


 
Phương Tây: Dạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh các cụ già dắt thú cưng đi dạo.
Việt Nam: Ông bà thì thường sống quây quần bên con cháu, rất tình cảm. Ở Việt Nam thì bạn sẽ thường bắt gặp hình ảnh những cụ già dắt cháu đi chơi.

Vì thế mà ở phương Tây không có chuyện cúng giỗ ông bà, cha mẹ. Vì họ quan niệm là người đã mất thì dù có làm gì đi chăng nữa cũng không còn ý nghĩa gì cả. 
 
Người Việt thường có truyền thống uống nước nhớ nguồn, nên thường cúng giỗ ông bà, cha mẹ để nhớ lại cội nguồn, và cũng là để anh chị em trong họ hàng có dịp quây quần, ôn lại những kỷ niệm xưa cũ rất thân thương đã qua. Đối với người Việt Nam, gia đình mà thiếu thốn, nghèo quá mà không làm giỗ cha mẹ mình, ngày 30 Tết không nhang khói rước ông bà về là nỗi bất hạnh lớn. Thờ cúng tổ tiên là văn hóa truyền thống rất đáng trân trọng của Việt Nam.

13. Ngày nghỉ cuối tuần


 
Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành. 
 
Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.
 
16. Phương tiện di chuyển



Trước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất vì nó vừa giúp rèn luyện sức khỏe và vừa có thể bảo vệ môi trường, trong khi đó, người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện)

17. Thói quen tắm


 
Người phương Tây thích tắm sáng rồi mới đi làm để bắt đầu 1 ngày mới với tinh thần sảng khoái. 

Người phương Đông thì thích tắm tối trước khi đi ngủ để gột rửa những vết bẩn và những muộn phiền trong ngày sau khi đi làm về.

18. Vẻ đẹp ( màu da )



Người phương Tây thích da nâu.

Người Việt Nam thích da trắng. Vì thế mà ở Việt Nam vào mùa hè, phụ nữ khi ra đường thường trang bị cho mình áo chống nắng, kem chống năng, kính râm, khẩu trang...


19. Đông tây trong mắt nhau



Trong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá, thích uống trà và ăn cơm. Trong khi đó người phương Đông ấn tượng với người phương Tây bởi mũ nồi cao, xúc xích và bia.