BÓC MẼ MÁNH KHÓE MOI TIỀN CỦA THỢ SỬA Ô TÔ
1. Tính tiền những sửa chữa không cần thiết
Để moi tiền của khách hàng, nhiều thợ sửa chữa lại cố tình chuẩn đoán sai “nguyên nhân gây bệnh” cho xế cưng của bạn. Họ không ngại việc “đau tai trái, phẫu thuật tai phải” rồi sau đó lòng vòng mãi mới khắc phục xong trục trặc chính của xe. Lúc này, chắc chắn hóa đơn thanh toán của bạn cũng đã được ghi rất nhiều hạng mục.
2. Thay mới các chi tiết vẫn còn sử dụng được
Để “làm đầy” hóa đơn, nhiều thợ sửa chữa không ngần ngại nói quá tình trạng hỏng hóc, tư vấn khách nên thay những chi tiết vẫn còn sử dụng được tốt như phanh cần làm láng thì sẽ bị các thợ sửa chữa nói quá lên thành cần phải thay.
3. Lấy xe của khách chạy loanh quanh
Với lý do kiểm tra chất lượng sửa chữa đã đảm bảo hay chưa, sau khi sửa xong xe, nhiều thợ sửa xe hay lấy xe của khách chạy loanh quanh. Để kiểm soát vấn đề này, bạn hãy sử dụng hay yêu cầu thợ sửa chữa sử dụng camera hành trình khi họ “thử” xe của bạn.
4. Tính tiền công, tiền thay thế phụ tùng quá đắt
Đa phần các xưởng sửa chữa đều tính thêm một khoản phí vào phụ tùng thay thế. Các phụ tùng này được các xưởng mua buôn nhưng khi thay thế cho người sửa chữa thì tính tiền lời quá đắt. Rất ít người biết giá thật của phụ tùng đó nên thường không thắc mắc nhiều.
Vấn đề tiền công sửa chữa, bảo dưỡng thì còn khó xác định hơn rất nhiều. Những người không am hiểu về việc sửa chữa thì không thể biết được việc bắt bệnh và sửa xong một lỗi nào đó mất bao nhiêu thời gian. Ở nhiều xưởng sửa chữa, thợ sửa chỉ mất khoảng 2,5 tiếng là khắc phục một lỗi nhất định nhưng họ vẫn tính lên đến 3,5 hay 4 tiếng để từ đó tính ra tiền công sửa. Để không bị mất tiền oan trong trường hợp này, bạn nên hỏi thẳng người thợ trước khi bắt đầu sửa về thời gian hoàn thành việc sửa chữa và chi phí bạn phải trả như thế nào.
5. Cố tính làm hỏng xe trong quá trình sửa chữa
Bên cạnh những tai nạn trong quá trình lái xe chạy lòng vòng sau khi sửa xong thì rất nhiều chủ xe còn phản ánh họ gặp phải những rắc rối nảy sinh khi xe đang được sửa như dầu mỡ bám trên ghế, xuất hiện những vết lõm bí ẩn trên thân xe. Đặc biệt, có nhiều chủ xe còn phản ánh họ bị mất đồ khi mang xe đi sửa chữa, bảo dưỡng như gạt tàn thuốc, ví tiền để trên xe hay các chi tiết quan trọng ở động cơ.
Tin cùng chuyên mục
- Ô tô giá rẻ sẽ vào Việt Nam
- "Bỏ túi" cách xử lý khi ôtô phải "lội" nước
- Giấy phép lái xe ra đời khi nào?
- Thủ tục, lộ trình đổi Giấy phép lái xe qua thẻ PET (Bắt buộc với mọi người)
- Mẹo xóa vết mốp xe đơn giản và hữu hiệu
- không thể không đọc : Xe máy ở Việt Nam bị " buộc tội "
- Chia sẻ kinh nghiệm cho chuyến đi dài ngày bằng ô tô
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô dung tích lớn
- Cẩm nang bảo vệ sơn xe ô tô
- Mộng ô tô rẻ tan theo giá USD
- Hãy chọn ôtô theo cách mình thích
- Thuế nhập khẩu 0%: Đừng mong giá xe hơi giảm
- 3 việc “cần làm ngay” sau khi ôtô “dầm” mưa
- Tăng thuế, phí với ôtô là đúng
- Kỹ năng xin vượt khi lưu thông trên đường
- Cách tính số tiền thực khi “rinh” một chiếc ôtô về nhà
- Những lỗi lái xe hay bị 'tuýt còi' nhất tại Việt Nam
- Đừng sĩ diện, THUÊ XE tiện hơn nhiều....!
- Cấp bằng lái xe quốc tế sử dụng tại 85 nước từ 1/10
- Sắp đào tạo, cấp bằng lái ô tô số tự động
- Lệ phí đăng ký mới ô tô tăng 5 lần?
- 10 điều nên biết về thẻ Căn cước công dân ( thay thế cho CMND từ 2016 )
- Chống mất cắp xe máy: Hai khóa không bằng 1 SIM
- Các thói quen khiến xe hao xăng
- Tư vấn giao thông: Không xi nhan khi gặp ngã 3 chữ Y có bị phạt tiền?
- Tháng 9 sẽ áp dụng cấp bằng lái xe số tự động
- Hài hước, sâu cay khi xem tranh biếm họa An toàn Giao thông
- Tại sao người Việt không thuê ôtô thay vì cố mua?
- Thủ tục thuê xe gắn máy tự lái
- Thủ tục thuê xe ô tô tự lái
- Kiểm tra lốp khi thuê xe tự lái
- Làm gì khi xảy ra tai nạn giao thông với thuê xe tự lái
- Dịch vụ Cho thuê xe tự lái
- Những lưu ý khi thuê xe tự lái
- Thuê xe tự lái tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Thủ tục thuê xe ô tô tự lái