3 việc “cần làm ngay” sau khi ôtô “dầm” mưa
Rửa xe, kiểm tra hệ thống phanh và dây cu-roa là những việc chủ xe cần làm sau khi xe đi dưới mưa hay qua vùng ngập nước.
1. Rửa xe
Nhiều chủ nhân quan niệm, mưa kéo dài, sử dụng nhiều nên chờ khi nắng mới rửa xe vừa tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Suy nghĩ này đúng nếu mục tiêu của chủ nhân chỉ là tính thẩm mỹ. Còn với mục tiêu tăng độ bền, ổn định cho xe, cần rửa sạch sau mỗi lần lội nước hoặc trên đường nhiều bùn đất.
Các chi tiết dưới gầm sơn chống rỉ, nhưng theo thời gian công năng của chúng dần bị mất đi. Khi bùn, đất hoặc nước bẩn có axít bám vào làm xuất hiện quá trình ô-xi hóa. Bên cạnh đó, bùn đất lọt vào các khớp chuyển động của hệ thống treo, rô-tuyn hệ thống lái, trở thành các hạt mài chà xát bề mặt chi tiết. Tệ hại hơn, chúng có thể làm các khớp này kẹt cứng.
Để tiết kiệm thời gian, chi phí, với việc rửa thường xuyên không nhất thiết phải mang xe ra cửa hàng chuyên nghiệp mà đơn giản chỉ cần phun nước làm sạch bùn đất. Gầm càng sạch sẽ càng nhanh khô và vì thế sẽ hạn chế được phản ứng điện ly. Khi hết mưa mới cần vệ sinh tổng thể.
2. Bảo dưỡng hệ thống phanh
Cơ cấu phanh, mai-ơ của các bánh xe là những chi tiết dễ bị “tổn thương” nhất sau khi đi mưa. Bởi chúng ở vị trí thấp nên bùn đất và nước dễ xâm nhập.
Xe làm việc thường xuyên, vấn đề sẽ không thực sự nguy hiểm. Gió lùa liên tục cộng với hơi nóng dưới gầm làm nước nhanh chóng bay hơi vì thế khả năng bị ô-xi hóa giảm nhiều.
Với những xe ít sử dụng vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nước mưa ngấm vào, phản ứng ô-xi hóa xuất hiện, ăn mòn các chi tiết và gây ra gỉ sét. Hiện tượng điển hình là kẹt cứng phanh tay do để lâu ngày sau khi đi mưa. Hiện tượng khác trên phanh đĩa là phanh nhả chậm, nguyên nhân do khớp di động của yên phanh bị han gỉ do nước mưa.
3. Kiểm tra hệ thống dây cu-roa
Dây cu-roa kéo tải đặt ở trị trí khá thấp, trong khi khoang động cơ không kín hoàn toàn, bùn, đất, nước bám vào gây ra hiện tượng trượt đai.
Ngoài tiếng rít khó chịu, đai trượt còn nhanh hỏng. Nếu trượt nhiều có thể không đủ sức kéo máy nén điều hòa, trợ lực lái hoặc máy phát điện dẫn tới những trục trặc khác.
Chủ xe có thể dùng mắt thường kiểm tra. Nếu phát hiện dây có nước hoặc dính bùn, đất nên dùng khăn lau sạch cả dây đai và bánh đai. Lưu ý rằng công việc này chỉ nên thực hiện khi máy đã nguội và động cơ tắt.
Tin cùng chuyên mục
- Ô tô giá rẻ sẽ vào Việt Nam
- "Bỏ túi" cách xử lý khi ôtô phải "lội" nước
- Giấy phép lái xe ra đời khi nào?
- Thủ tục, lộ trình đổi Giấy phép lái xe qua thẻ PET (Bắt buộc với mọi người)
- Mẹo xóa vết mốp xe đơn giản và hữu hiệu
- không thể không đọc : Xe máy ở Việt Nam bị " buộc tội "
- Chia sẻ kinh nghiệm cho chuyến đi dài ngày bằng ô tô
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô dung tích lớn
- Cẩm nang bảo vệ sơn xe ô tô
- Mộng ô tô rẻ tan theo giá USD
- Hãy chọn ôtô theo cách mình thích
- Thuế nhập khẩu 0%: Đừng mong giá xe hơi giảm
- Tăng thuế, phí với ôtô là đúng
- Kỹ năng xin vượt khi lưu thông trên đường
- Cách tính số tiền thực khi “rinh” một chiếc ôtô về nhà
- Những lỗi lái xe hay bị 'tuýt còi' nhất tại Việt Nam
- Đừng sĩ diện, THUÊ XE tiện hơn nhiều....!
- Cấp bằng lái xe quốc tế sử dụng tại 85 nước từ 1/10
- Sắp đào tạo, cấp bằng lái ô tô số tự động
- Lệ phí đăng ký mới ô tô tăng 5 lần?
- 10 điều nên biết về thẻ Căn cước công dân ( thay thế cho CMND từ 2016 )
- BÓC MẼ MÁNH KHÓE MOI TIỀN CỦA THỢ SỬA Ô TÔ
- Chống mất cắp xe máy: Hai khóa không bằng 1 SIM
- Các thói quen khiến xe hao xăng
- Tư vấn giao thông: Không xi nhan khi gặp ngã 3 chữ Y có bị phạt tiền?
- Tháng 9 sẽ áp dụng cấp bằng lái xe số tự động
- Hài hước, sâu cay khi xem tranh biếm họa An toàn Giao thông
- Tại sao người Việt không thuê ôtô thay vì cố mua?
- Thủ tục thuê xe gắn máy tự lái
- Thủ tục thuê xe ô tô tự lái
- Kiểm tra lốp khi thuê xe tự lái
- Làm gì khi xảy ra tai nạn giao thông với thuê xe tự lái
- Dịch vụ Cho thuê xe tự lái
- Những lưu ý khi thuê xe tự lái
- Thuê xe tự lái tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Thủ tục thuê xe ô tô tự lái